Lực lượng các bên Chiến_dịch_Mùa_Xuân_1975

Các đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam

  • Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 312, 390, sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn 202 tăng thiết giáp, trung đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin.[8]
  • Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn pháo binh 164, trung đoàn đặc công 116, trung đoàn thông tin.[9]
  • Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 2, 10, 316, 320A, trung đoàn xe tăng 273, các trung đoàn pháo binh 40 và 575, trung đoàn đặc công 198, các trung đoàn phòng không 232, 234 và 593, các trung đoàn công binh 7 và 576, trung đoàn thông tin.[10]
  • Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 5, 7, 9, các trung đoàn pháo binh 24, trung đoàn đặc công 429, trung đoàn phòng không 71, trung đoàn công binh 25, trung đoàn thông tin, trung đoàn 26 tăng thiết giáp. Quân đoàn này trước khi đánh Xuân Lộc có tổng quân số 35.112 người, trong đó, quân số trực tiếp chiến đấu 29.034 người[11]
  • Đoàn 232 tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm: sư đoàn bộ binh Phước Long, 3 trung đoàn chủ lực khu VIII, 2 trung đoàn chủ lực khu IX.
  • Các trung đoàn không quân vận tải 918 và 919.
  • Các hải đoàn 124, 125, 126 Hải quân.

Các quân khu và Đoàn 559

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản
  • Sư đoàn 3 Sao Vàng (Khu V)
  • Sư đoàn 341 (Quân khu IV)
  • Sư đoàn 6 (quân khu VII)
  • Sư đoàn 8 (quân khu VIII)
  • Sư đoàn đặc công (chính ủy Lê Bá Ước)
  • Trung đoàn bộ binh 271 (Quân khu IV)
  • Trung đoàn bộ binh 46 (Quân khu III)
  • Trung đoàn An ninh vũ trang thuộc Bộ tư lệnh Miền.
  • Lữ đoàn 316 Biệt động Sài Gòn
  • 2 sư đoàn ô tô vận tải 471, 571
  • 3 trung công binh 472, 473, 565
  • 4 trung đoàn cao xạ
  • 3 trung đoàn đường ống xăng dầu
  • Lữ đoàn hải quân đánh bộ 171 (chiến đấu tại các đảo trên vịnh Thái Lan)
  • Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 (chiến đấu tại Trường Sa)
  • Lữ đoàn hải quân vận tải 125 (chiến đấu tại Trường Sa)
  • Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) gồm:
    • Sư đoàn 968 (Đoàn 559)
    • Sư đoàn phòng không 377 (Đoàn 559)
    • Trung công binh 470.
    • 2 trung đoàn cao xạ độc lập.
    • 1 trung đoàn vệ binh
    • 1 trung đoàn đường ống xăng dầu
    • 2 trung đoàn thông tin liên lạc

Theo một số hãng thông tấn phương Tây, Quân đội Nhân dân Việt Nam tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (kể cả các sư đoàn phòng thủ miền Bắc, không tham gia chiến đấu trực tiếp) gồm 23 sư đoàn bộ binh và các lực lượng.[12]

Theo tướng Võ Nguyên Giáp thì khi tuyển quân tham gia chiến dịch đã có những khó khăn gay gắt bởi số lính nhập ngũ đã chiếm quá nửa số nam thanh niên từ 18-25 tuổi còn lại trong cả nước. Dù đường Trường Sơn đã yên tĩnh hoàn toàn thì miền Bắc cũng không còn nhiều nhân lực để đưa vào nam nữa. Kế hoạch động viên năm 1975 lên đến 108.000 người (tăng 50% so với 1973 và 1974) tuy là cao nhưng rất cần, và ngay trong 2 tháng đầu năm phải bổ sung nhanh chóng 57.000 người. Ông yêu cầu bất kỳ tình huống nào cũng phải đủ quân tham chiến ở miền Nam nên để bảo đảm dù có phải tuyển thêm ở độ tuổi 26-30 và kể cả khu vực học sinh, sinh viêncán bộ, công nhân viên nhà nước cũng phải làm.[13]

Vũ khí và trang thiết bị quân sự

  • Lực lượng tăng thiết giáp của Quân Giải phóng là 320 xe tăng, 250 xe bọc thép[14] gồm các loại xe tăng T-34, T-54/55, pháo tự hành SU-100 của Liên Xô; xe tăng lội nước PT-76 của Ba Lan, các loại xe thiết giáp BTR-40/50/60/152 của Liên Xô, xe tăng chủ lực kiểu 59, xe thiết giáp K-63 của Trung Quốc. Ngoài ra còn có 679 xe ô tô các loại.[14]
  • Pháo binh yểm hộ mặt đất là 88 pháo lớn; 1.561 pháo cỡ nhỏ, súng cối hoặc súng chống tăng không giật (ĐKZ)[14], gồm các loại pháo nòng dài 130 mm, 122 mm và 85 mm; lựu pháo 105 mm; súng cối các cỡ nòng 120 mm, 81 mm; DKZ cỡ nòng 82 mm hoặc 73 mm; các dàn pháo phản lực H-12, BM-13 và BM-14.
  • Lực lượng phòng không được trang bị tên lửa SAM-2; 343 pháo phòng không các loại (gồm các cỡ 100 mm, 57 mm, và 37 mm). Các đơn vị bộ binh có súng máy phòng không các cỡ 14,5 mm và 12,7 mm, một số đơn vị có thêm tên lửa vác vai Strela 2 để chống máy bay tầm thấp.
  • Không quân (tham gia giai đoạn cuối) được trang bị 6 máy bay A-37 chiếm được của Quân lực Việt Nam Cộng hoà tại các sân bay Đà Nẵng và Thành Sơn.
  • Hải quân có một số tàu phóng lôi, tàu tuần duyên cỡ nhỏ, tàu vận tải và xuồng chiến đấu.

Sự ủng hộ của người dân

Trước ngày Tổng tấn công và nổi dậy, phong trào đấu tranh chính trị của công nhân, học sinh, sinh viên, các tổ chức hòa bình đòi chấm dứt chiến tranh, đòi Thiệu từ chức… nổ ra ở tất cả các thành phố lớn, diễn ra dưới nhiều hình thức, kết hợp bí mật với công khai và bán công khai, hợp pháp và bán hợp pháp… đã tập hợp ngày càng nhiều quần chúng ủng hộ quân Giải phóng, đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế lúng túng, hoang mang, bị động. Các hạt nhân chính trị ở vùng ven và nội đô các thành phố được tích cực xây dựng, với hàng chục vạn quần chúng có tổ chức sẵn sàng nổi dậy. Từ vùng rừng núi đến nông thôn đồng bằng và đô thị; trong nông dân, công nhân, tín đồ các tôn giáo, lực lượng trí thức, sinh viên, học sinh… đều thành lập cơ quan chỉ huy kháng chiến và nổi dậy, tổ chức học tập chính trị, phân công nhiệm vụ theo phương án kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, như: biểu tình đấu tranh, trinh sát, dẫn đường, tiếp tế lương thực, thực phẩm, may cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, làm công tác binh vận và xuống đường phối hợp với các mũi tiến công quân sự giải phóng địa bàn. Cùng với đẩy mạnh hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương nhằm diệt những binh lính Việt Nam Cộng hòa còn cố chống cự, phá vòng vây, khống chế và phá rã phòng vệ dân sự, công tác binh vận cũng được tăng cường, nhằm tranh thủ lôi kéo binh lính, nhân viên chính quyền Sài Gòn, các phe phái trong nội bộ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, mở rộng mặt trận đoàn kết, cô lập những kẻ còn ngoan cố, góp phần đánh sập ý chí chiến đấu, sức phản kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tạo thêm thế và lực cho Quân Giải phóng và người dân vùng khác tiến hành tổng công kích, hạn chế bớt đổ máu.[15]

Trên chiến trường miền Nam, khắp các tỉnh, thành phố, nhân dân miền Nam đã bao bọc cho Quân Giải phóng; tổ chức đào hầm bí mật để bảo vệ cán bộ, cất giấu vũ khí, cùng Quân Giải phóng vận động lính Việt Nam Cộng hòa không đi càn. Đặc biệt, để huy động lực lượng đến mức cao nhất, hàng vạn cán bộ được điều động để tăng cường cho thành phố Sài Gòn - Gia Định và các địa bàn ven đô.

Riêng ở Quân khu 9, trong nửa đầu tháng 4-1975 đã có hơn 9.000 thanh niên gia nhập quân Giải phóng, đưa tổng số tiểu đoàn quân chủ lực của quân khu từ 14 lên 23 tiểu đoàn. Quân khu 8 tuyển hơn 5.000 thanh niên, thành lập thêm 7 tiểu đoàn chủ lực. Nhiều tỉnh phát triển từ 3 lên 6 tiểu đoàn. Lực lượng khởi nghĩa được tổ chức thành đại đội, tiểu đoàn với số lượng hơn 10.000 nam, nữ thanh niên xung phong… Cuối chiến dịch, ở một số địa bàn mà đơn vị hành chính cũ đã đầu hàng, thanh niên địa phương đã bắt liên lạc gia nhập Quân Giải phóng. Chính sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân là động lực mạnh mẽ để quân Giải phóng quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.[16]

Nhân dân địa phương đã vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo của Quân Giải phóng vượt qua. Nhân dân đã dẫn đường cho các mũi đột kích của Quân Giải phóng đánh chiếm nhiều mục tiêu khác nhau trên chiến trường miền Nam. Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, những nơi chưa có bộ đội tiếp quản thì nhân dân, chủ yếu là công nhân, sinh viên, học sinh tiếp quản tạm thời.[17] Chiến thắng trong Tổng tấn công và nổi dậy có phần đóng góp to lớn của nhân dân hai miền Nam-Bắc.[18]

Bố trí binh lực của Quân Giải phóng miền Nam

Tại Miền Nam

Ngoài 5 đơn vị cấp quân đoàn lần lượt được thành lập từ năm 1974 đến trước chiến dịch Hồ Chí Minh có vai trò tác chiến chủ đạo tại các mặt trận chính, các đơn vị quân địa phương thuộc các mặt trận và các khu ở miền Nam được bố trí như sau[19]:

Trị Thiên Huế (B5)

Ngoài Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) bố trí tại đây, trên địa bàn còn có các đơn vị sau:

  • Trung đoàn bộ binh 4
  • Trung đoàn bộ binh 6
  • Trung đoàn đặc công 126
  • Trung đoàn pháo binh 16

Tây Nguyên (B3)

Ngoài Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên), trên địa bàn còn có các đơn vị sau đây:

  • Trung đoàn bộ binh 25
  • Trung đoàn bộ binh 28
  • Trung đoàn bộ binh 95D

Ven biển miền Trung(Khu 5)

  • Sư đoàn bộ binh 2 (chủ lực khu)
  • Trung đoàn bộ binh 93 (chủ lực khu)
  • Trung đoàn bộ binh 94 (chủ lực khu)
  • Trung đoàn bộ binh 96 (chủ lực khu)
  • Trung đoàn bộ binh 271 (Quân khu IV tăng cường)
  • Trung đoàn bộ binh 46 (Quân khu III tăng cường)
  • Trung đoàn pháo binh 572
  • Trung đoàn pháo binh 576
  • Trung đoàn tăng-thiết giáp 574
  • Trung đoàn phòng không 573
  • Trung đoàn công binh 83

Đông Nam Bộ (B2)

Bản đồ miêu tả Chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Hoa Kỳ

Ngoài các đơn vị của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), trên địa bàn còn có

  • Khối chủ lực miền:
    • Sư đoàn bộ binh Phước Long (thành lập tháng 2 năm 1975 từ các đơn vị thuộc C30B)
    • Sư đoàn đặc công 2
    • Lữ đoàn đặc công 316
  • Khối chủ lực khu 6:
    • Trung đoàn bộ binh 812
    • Tiểu đoàn pháo binh 130
    • Tiểu đoàn đặc công 200C
  • Khối chủ lực khu 7:
    • Sư đoàn bộ binh 6
    • Trung đoàn bộ binh 16
    • Trung đoàn bộ binh 271B

Đồng Bằng Nam Bộ (Khu 8 và Khu 9)

Ngoài các đơn vị của Đoàn 235, trên địa bàn còn có:

  • Sư đoàn bộ binh 8 (chủ lực Khu 8)
  • Sư đoàn bộ binh 4 (chủ lực Khu 9)
  • Trung đoàn bộ binh 88 (chủ lực Khu 8)
  • Trung đoàn bộ binh 1 (Đoàn Đồng Tháp, chủ lực Khu 8)
  • Trung đoàn bộ binh 2 (Đoàn U Minh, chủ lực Khu 9)
  • Trung đoàn bộ binh 3 (chủ lực Khu 9)
  • Trung đoàn đặc công 8 (thuộc Khu 8)
  • Trung đoàn pháo binh 6 (thuộc Khu 9)

Khu vực Sài Gòn - Gia Định (T-4)

  • Trung đoàn bộ binh 1 (Đoàn Gia Định 1)
  • Trung đoàn bộ binh 2 (Đoàn Gia Định 2)

Tuyến vận tải Trường Sơn

  • Sư đoàn 968 (Đoàn 559)
  • Sư đoàn phòng không 377 (Đoàn 559)
  • Các Sư đoàn công binh 472, 473, 565
  • 4 trung đoàn cao xạ
  • 2 sư đoàn ô tô vận tải.
  • 3 trung đoàn đường ống xăng dầu
Tại Miền Bắc

Lực lượng dự bị chiến lược

  • Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) vào Nam tham gia giai đoạn cuối (Chiến dịch Hồ Chí Minh) gồm: các sư đoàn bộ binh 312, 320B, sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe tăng 202, trung đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin. Riêng Sư đoàn 308 không tham chiến mà ở lại bảo vệ miền Bắc, đề phòng Hoa Kỳ đổ quân tấn công[8]
  • Sư đoàn bộ binh 338
  • Sư đoàn bộ binh 350

Lực lượng phòng không-không quân

  • Sư đoàn phòng không 361 (ở Hà Nội)
  • Sư đoàn phòng không 363 (ở Hải Phòng)
  • Sư đoàn phòng không 365 (ở Nghệ An, Hà Tĩnh)
  • 4 trung đoàn không quân tiêm kích
  • 3 trung đoàn và 1 tiểu đoàn radar cảnh giới không phận

Lực lượng phòng thủ bờ biển

  • 2 trung đoàn pháo tầm xa bảo vệ bờ biển
  • 4 hải đội tàu phóng lôi và tuần duyên.

Hoa Kỳ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

Binh lực[4][20]

Ở thời điểm năm 1975, Hoa Kỳ đã rút quân viễn chinh về nước. Tuy rút hết quân trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ vẫn duy trì Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam với hàng ngàn nhân viện quân sự tại miền Nam Việt Nam (dưới danh nghĩa "cố vấn") để tham gia chỉ huy tác chiến, vận chuyển vũ khí, điều phối các hoạt động quân sự và thu thập các thông tin tình báo.

Về Quân lực Việt Nam Cộng Hòa:

  • Tổng quân số: 1.351.000 quân, gồm 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân "phòng vệ dân sự" có vũ trang.
  • 13 sư đoàn bộ binh và binh chủng đặc biệt gồm: Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 21, Sư đoàn 18, Sư đoàn 22, Sư đoàn 23, Sư đoàn 25, Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy quân lục chiến.
  • Liên đoàn 81 biệt kích dù.
  • 18 liên đoàn biệt động quân.
  • 65 tiểu đoàn pháo binh.
  • 20 thiết đoàn, 3 lữ đoàn và 57 chi đội xe tăng thiết giáp.
  • 6 sư đoàn không quân
  • 5 hải đoàn và 4 giang đoàn.

Vũ khí và trang thiết bị quân sự

  • Lục quân Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 2.044 xe tăng, xe thiết giáp, trong đó có gồm 383 xe tăng (M48 Patton: 162 chiếc, M-41: 221 chiếc); xe thiết giáp các loại như M-113, V-100... có 1.661 chiếc.[4][20]
  • Pháo binh có 1.556 khẩu pháo cỡ lớn (các cỡ 175mm, 155 mm, 105 mm)[4][20], 14.900 súng cối và hàng nghìn súng chống tăng không giật (DKZ).
  • Không quân có 1.683 máy bay các loại gồm: 699 trực thăng UH-1; 61 trực thăng CH-47, 61 cường kích cánh quạt A-1; 202 cường kích phản lực A-37; 129 tiêm kích phản lực F-5; 30 máy bay vận tải C-130; 52 vận tải C-47; 62 máy bay trinh sát các loại RC-47, RC-119 và RF-5; 167 máy bay quan sát-liên lạc O-1, 31 máy bay quan sát-liên lạc O-2, 89 máy bay liên lạc U-1 và U17; 46 máy bay huấn luyện T-37 và T-41.[20]
  • Phòng không Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 167 khẩu cao xạ cỡ nòng 40 mm.[20]
  • Hải quân có 579 tàu chiến, tàu chở quân, tàu vận tải, tàu vớt mìn, tàu phóng lôi... trên biển; 1016 tàu xuồng chiến đấu, vận tải, vớt mìn... trên sông.[20]

Bố trí binh lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà[21]

Quân khu I (Quân đoàn I)

Lực lượng mặt đất

  • Các sư đoàn bộ binh 1, 2, 3; mỗi sư đoàn được tăng phái 1 thiết đoàn kỵ binh (4, 7, 11) và 4 tiểu đoàn pháo.
  • Các liên đoàn biệt động quân 11, 12, 14, 15.
  • Các thiết đoàn kỵ binh trực thuộc quân đoàn 17, 18, 20.
  • 3 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn (trang bị pháo M-107 và pháo 155 mm)
  • 3 tiểu đoàn phòng không trang bị pháo cao xạ 40 mm
  • 4 tiểu đoàn biệt kích thám báo
  • 8 liên đoàn bảo an gồm 50 tiểu đoàn.
  • 4 đại đội cảnh sát dã chiến.
  • 2 liên đoàn công binh 8 (xây dựng) và 10 (chiến đấu).

Không quân

  • Sư đoàn không quân 1 gồm 5 phi đoàn chiến đấu, 6 phi đoàn trực thăng, 1 phi đoàn vận tải và 1 phi đoàn trinh sát; có căn cứ tại Đà Nẵng.

Hải quân

  • Bộ chỉ huy vùng 1 hải quân có 6 duyên đoàn trực thuộc
Quân khu II (Quân đoàn 2)

Lực lượng mặt đất

  • Các sư đoàn bộ binh 22 và 23; ngoài 3 đến 4 trung đoàn bộ binh, mỗi sư đoàn còn có 1 thiết đoàn kỵ binh (3/22, 14/23) và 4 tiểu đoàn pháo binh.
  • Các liên đoàn biệt động quân 21, 22, 23, 24, 26 (của quân khu), 4, 6 (của Bộ Tổng tham mưu tăng phái)
  • Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp số 2 gồm 3 thiết đoàn 8, 19, 21.
  • 6 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn.
  • 2 tiểu đoàn pháo phòng không 40 mm.
  • 4 liên đoàn bảo an.
  • 2 tiểu đoàn và 4 đại đội cảnh sát quân cảnh
  • 16 đại đội cảnh sát dã chiến.

Không quân

  • Các sư đoàn không quân 2 (căn cứ tại Phù Cát, Pleiku) và 6 (căn cứ tại Nha trang, Phan Rang) gồm 9 phi đoàn chiến đấu, 6 phi đoàn trực thăng và 4 phi đoàn trinh sát, huấn luyện.

Hải quân

Bộ chỉ huy vùng 2 hải quân có 6 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.

Quân khu III (Quân đoàn III)

Lực lượng mặt đất

  • Các sư đoàn bộ binh 5, 18 và 25; mỗi sư đoàn còn có 1 thiết đoàn kị binh (1, 5, 10) và 4 tiểu đoàn pháo binh.
  • Các liên đoàn biệt động quân 31, 32 và 33.
  • Lữ đoàn kỵ binh 3 gồm thiết đoàn xe tăng 22 và thiết đoàn kỵ binh 15.
  • Chiến đoàn biệt kích thám báo số 1.
  • 4 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn.
  • 1 tiểu đoàn cao xạ phòng không 40 mm.
  • 5 liên đoàn bảo an
  • 4 tiểu đoàn và 5 đại đội quân cảnh.
  • 33 đại đội cảnh sát dã chiến.
  • 2 liên đoàn công binh 5 (xây dựng) và 30 (chiến đấu)
  • 2 liên đoàn thông tin.

Không quân

  • Các sư đoàn không quân 3 (tại Biên Hoà) và 5 (tại Tân Sơn Nhất) gồm 5 phi đoàn chiến đấu, 7 phi đoàn trực thăng, 4 phi đoàn vận tải và 2 phi đoàn trinh sát, huấn luyện.

Hải quân

  • Hạm đội trung ương gồm 7 tàu tuần dương và khu trục, 7 tàu hộ tống, hơn 100 tàu nổi khác.
  • 4 hải đoàn tuần duyên và 3 hải đội duyên phòng.
  • 4 liên giang đoàn và 6 giang đoàn độc lập.
Quân khu IV (Quân đoàn IV)

Lực lượng mặt đất

  • Các sư đoàn bộ binh 7, 9, 21; ngoài các trung đoàn bộ binh, mỗi sư đoàn còn có một thiết đoàn kỵ binh (2, 6, 9) và 4 tiểu đoàn pháo binh.
  • Lữ đoàn kị binh số 4 gồm các thiết đoàn 12 và 16.
  • 3 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân đoàn.
  • Các liên đoàn công binh 7 (xây dựng) và 20 (chiến đấu)
  • 10 liên đoàn bảo an.
  • 5 tiểu đoàn và 1 đại đội quân cảnh.
  • 20 đại đội cảnh sát dã chiến

Không quân

  • Sư đoàn 4 không quân gồm 3 phi đoàn chiến đấu, 6 phi đoàn trực thăng, 2 phi đoàn huấn luyện; căn cứ đặt tại Bình Thủy (Cần Thơ) và (Trà Nóc) Sóc Trăng.

Hải quân

  • 4 hải đoàn tuần duyên.
  • 2 hải đội duyên phòng.
  • 3 liên giang đoàn đặc nhiệm thủy bộ.
  • 7 liên giang đoàn đặc nhiệm tuần tra.
  • 7 giang đoàn xung kích.
Biệt khu thủ đô

Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô gồm các đơn vị:

  • Lữ đoàn an ninh thủ đô (gồm 3 tiểu đoàn)
  • 2 tiểu đoàn quân cảnh
  • 11 tiểu đoàn bảo an
  • 2 tiểu đoàn công vụ
Các đảo ở ven biển miền Trung, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc
  • 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến;
  • 1 tiểu đoàn bộ binh;
  • một số đơn vị hỏa lực;
  • 4 hải đội tuần duyên, 1 tàu tuần dương, 2 tàu hộ tống, 4 tàu đổ bộ loại LCU (thay phiên tăng phái từ đất liền)[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Mùa_Xuân_1975 http://www.mekongrepublic.com/vietnam/findunit.asp http://vietnam.ictglobal.net/webhtml-01/KichChienG... http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/04/3B9DDC... http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-f729b0-i... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/cluster/... http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/chien-thang-vi-... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.baophuyen.com.vn/76/130239/chien-dich-h... http://www.htv.com.vn/chuyende/news_detail.asp?per...